Giọt Nắng cuối chiều
3 Chiếc võng đong đưa
Cơn nước ròng chảûy xiết, từ đồng ruộng bao la, đổ dồn về, vội vã chen chúc nhau trong lòng con sông nhỏ nhoi đục ngầu phù sa, nước từ muà nước nổi cuả năm qua. Chiếc xuồng như con trâu già mệt nhọc, cố gắng bơi gần bờ, tránh sức nước, Phấn nhìn tia sáng mặt trời lấp lánh, nhảy múa trên tàng cây kẻ lá, những gốc bần to chểm chuệ lấn ra tận đầu doi, hàng gừa bên dòng sông rễ buông chằng chịt như tóc rối, thả dài từ nhánh cây cao là đà tận lòng sông, như luyến lưu bám víu, như mời mọc đón chào.
Nắng đã lên cao, Phấn nghĩ thầm. Con cá lóc nằm lờ đờ trong khoang xuồng, cái miệng hả to ngáp ngáp, hai mang tai mệt nhọc. Phấn vốc nước cho thêm vào khoang, nhìn con cá, nghĩ đến sự sống mong manh, từ lâu, đã không còn nấu nướng thịt cá, mùi nhớt cá tanh tưởi, cộng với mùi đất bùn, Phấn có cảm tưởng như sắp buồn nôn. Nhưng Ba bệnh đã hơn tuần nay, thường ngày vẫn thả bộ từ vàm vô ngọn , vậy mà giờ không nhấc nổi cánh tay. Phấn thở daì, nhìn laị con cá lóc, miệng lẩm bẩm đọc Chú Giảng Sanh thôi đầu thai kiếp khác …
Chiếc xuồng vừa cập bến, căn nhà gỗ sơ sài, ngoài lan can treo lủng lẳng mấy chậu hoa Phong Lan, mấy chiếc xuồng cột san sát bên nhau, cạnh cây cầu dừa , con mèo nhỏ lông đã bắt đầu mượt mà, đang lim dim nằm phơi nắng trong góc. Phấn cột xuồng, thu dọn các thức cho vào thúng con, xách con cá còn đang hoi hóp thở, mở nón lá, quạt nhanh giọt mồ hơi trên chân tóc, bước vào, bóng tối ụp xuống, nheo ắt cho quen với ánh sáng trong nhà, nhìn ông cụ gầy gò nằm trên ghế bố, Phấn nhẹ nhàng
– Thưa Ba con mới về
Ánh mắt xuôi theo tay con dâu, cụ hỏi
– Con đi chợ về rồi à, mua cá chi vậy ?
– Mấy hôm nay Ba ăn cháo , con tính nấu tô canh cá Ba ăn cơm cho mau laị sức
– Ba ăn cháo cũng được, không thấy thèm khát gì, con mua làm gì cho tốn tiền, con rót cho Ba tách trà
– Ba có muốn ra ngoài trước hiên ngồi một chút không? Mấy đứa nhỏ cũng sắp về rồi, con đi nấu cơm .
Người đàn bà ẳm đứa bé trùm dăm ba lớp khăn kín mít trên tay, con bé hai má hồng , môi đỏ như toa son , người hâm hấp nóng, Phấn hỏi người đàn bà:
– Mợ Ngự, con nhỏ nóng laị sao mà ẳm nó ra đây ?
– Dạ , từ tối hôm qua đến giờ, tui cho nó uống thuốc nhưng không hạ nhiệt , tốc xuồng bơi ra hồi sáng tới giờ
– Anh đã coi nó chưa ?
– Dạ rồi, mới uống thêm một lần thuốc nữa đó chị
– Thôi mợ ẳm nó ra bộ ván sau nhà tránh gió đi, chị đi làm con cá nấu tô canh cho Bác Ba
– Cá gì vậy chị ?
– Cá lóc thôi, thịt hiền , bác bệnh cả tuần nay, có ăn uống gì đâu, chị tính khúc đầu nấu canh khúc giữa thì kho mặn cho dễ nuốt .
– Chị ăn chay mà, làm sao đập đầu cá ?
– Ưø, thì cũng phải làm chớ ai làm bây giờ, mượn người bán đập đầu nó cho chết đi, bơi nước ngược về tới nhà thì cá ngon thành cá ươn, thịt bở rạc, nấu canh đâu có ngon lành gì ..
– Thôi chị ẳm con nhỏ, để tui đi làm cá dùm chị, tui làm hàng ngày mà
Vợ Ngự đưa con nhỏ cho Phấn , xách con cá lóc ra sau nhà.Con bé cựa mình rồi thiêm thiếp lại, sờ lên trán hâm hấp, sắp đổ mồ hôi, vậy là sẽ bớt nóng. Phấn nhúng khăn tay, vắt cho khô rồi lau khuôn mặt nhỏ, mở lóp khăn quấn, đôi mi nhướng lên rồi khép lại…
Cầm con găng võng, xỏ ngang, nuột dây thắt lại, treo một đầu dây võng lên cây cột trong góc nhà, đầu kia vào cây đà ngang, nhún thử cho chắc , một tay vạch thành võng, tay kia bế con bé, dặt nó vào nhẹ nhàng, kéo lại mối khăn lót, con bé ngủ mê man, vì sức thuốc hay vẫn còn chống trả với sức nóng thiêu đốt trong thân thể nhỏ nhoi .Phấn lại nhớ con hiu hắt, thư từ qua lại đôi ba tháng một bức, không đủ chứa hết bao nhiêu nhớ thương.. Thằng cháu Ngoại chưa kịp bế bồng cho quen hơi, đã vượt rùng dương sóng gió. Những lần nghe tin con mang thai, trở dạ, đường vượt biển mồ côi, nhớ bầy cháu xa chưa được thấy một lần. Không biết lần nầy con nhỏ có bị hành không, hồi mang thai nó cứ thèm hết chùm ruột lại cóc ổi, ngược lại với thằng em, nay chè mai xôi …
Phấn thở dài , mong sao đời sống các con an toàn, không quá cực khổ hàng ngày. Hai đứa còn lại, chỉ tội thằng Minh, đi học mà không chịu thọc tay xuống bùn, ở cái thời khẩu hiệu “Lao động là vinh quang”, thằng nhỏ vốn ưa sạch sẽ, quần áo gọn gàng, tay chân không lấm cát bụi thì làm sao có điểm lao động tốt như học trò khác được? Còn đi học trong trường tiểu học thì còn có các Dì bao che, mai mốt ra trường trung học huyện thì không thể tránh được điểm xấu . Sinh ra muộn màn, khi các anh chị đã lớn lên, laị thêm ốm yếu bệnh hoạn, biết đi chập chững thì vướng bệnh căn, mỗi lần đau bụng khóc mòn mõi, mâm cơm dọn trên bàn nguội lạnh, Ôâng vào ra không nhấc đũa. Bồng bế các nơi, từ bác sĩ cho đến thầy ta, nghe bà con chuyền miệng vị nầy danh tiếng, bà kia nổi danh mát tay, lại bế bồng đến xin khám bệnh, nhưng chỉ hoài công, không ai tìm ra căn nguyên, chú Sáu nó nhai gừng đắp bụng nóng phỏng cả miệng lưỡi, Bà ôm trên tay ru suốt đêm ngặt nghẹo . Cô Tư nó lén mang tên tuổi ký bán vào chùa nầy đình nọ, xin cho cháu bình an.
Chưa kịp lớn thì nước biến gia vong, ngã ngũ, tan hàng, đang thầm lặng sống qua ngày thì bị tịch biên gia sản , đang tắm sông buổi trưa thì bị cấm cửa, không cho vào nhà xin chiếc áo che thân , phải chạy sang nhà hàng xóm xin cho manh áo cũ. Phấn nhớ lại cảnh con đang trần thân trong nắng trưa, nài nỉ chú công an xin được vào nhà lấy áo mặc và đôi mắt lạnh lùng nhìn thằng bé như kẻ thù truyền kiếp.
Những ngày tháng trốn chui trốn nhũi ở nhà người quen, ít lâu phải dời đi nơi khác vì không muốn người thân bị liên lụy tội chứa chấp tàn dư, che chở cho người dính dáng vào Nguỵ quân, Nguỵ quyền, tư sản, từ bên nhà Dì Thanh chạy ra Sài Gòn, rồi về lại Long Xuyên . Cho đến lúc cạn kiệt thì quay về dựng mái lá sống âm thầm bên cạnh con rạch nhỏ, nương tựa vào những người bà con chân lấm tay bùn …
Vũ Thị Thiên Thư
[ còn tiếp ]
Xin mời bấm vào link để nghe diễn đọc