Bỏ lại quê hương
– Xin mời hành khách Nguyễn Tâm trở lại quầy gởi hành lý
Ngạc nhiên khi nghe tên gọi trong hệ thống phòng thanh , giác quan thứ sáu cho tôi biết chuyện gì sảy ra, tôi quay sang nhìn anh
– Em biết tại sao rồi
Thư thả bước trở vế quầy vé, nhìn vào người nhân viên cuả Hàng Không Việt Nam, tôi hỏi cô
– Tôi là người hành khách vừa được gọi tên. Xin cho tôi biết lý do.
Cô ta nhìn tôi lạnh lùng, ra lệnh
– Bà vào phòng an ninh cuối quày vé mà hỏi.
Căn phòng nhỏ màu xám trắng trơ truị, không một chiếc ghế cho khách ngồi, cô nhân viên an ninh ngồi chong mắt trước màn hình X-ray, tôi nhìn vào chiếc thang cuốn dùng chuyên chở hành lý, nhận ra chiếc rương quen thuộc cuả mình đang nằm trơ trọi . Không buồn nhìn lên tôi , cô ta hất hàm buông lệnh vào khoảng trống không
– Mở hòm ra.
Tôi đứng im lặng giả vờ như không hề nghe lệnh cô nói. Cô ta lập lại khẩu lệnh, lần nầy ngước mặt lên. Tôi nhìn thẳng vào mặt cô hỏi lại
– Cô bảo tôi ?
Tôi cảm thấy chán ghét thái độ bất lịch sự, hống hách cuả cô ta, giả vờ như không thấy chỉ có hai chúng tôi là hành khách đang đứng trong phòng.
– Hòm đó cuả bà, hãy mở ra cho chúng tôi khám.
– Đúng là cuả tôi. Cô muốn khám cứ tự nhiên
Tôi nhìn cô trả lời, Anh biết tôi ghét thái độ trịch thượng cuả cô ta, nên nhíu mày nhìn tôi, không muốn nhùn nhằn mất thời gian thêm nữa, càng đứng lâu càng chán cái khuôn mặt lạnh căm kia, tôi mở dây kéo, lật tung nắp rương rồi nhìn cô .
– Lọ gì thế , lấy ra
– Tương bần Hải Dương, quà biếu cuả quê nhà
– Thứ nầy không mang lên máy bay được .
– Tôi không thấy bảng liệt kê các thức không mang theo được, lọ nầy đã đóng khằn lại , niêm rất chặt và có bao bì cẩn thận vẫn không gởi theo h ành lý lên máy bay được ư ?
– Không mang lên máy bay được. Bảo người nhà mang về đi.
Tôi im lăng móc hai lọ tương Bần ra , đặt lên bàn
– Người nhà không theo tiễn chúng tôi, nên không thể gởi trở về. Chúng tôi biếu cô vậy , chào cô
Xếp lại các vật dụng trong rương cho ngay ngắn, chậm rãi thắt lại mối dây, đóng nắp rương. Những ngón tay đặt trên sợi dây kéo như trăm cân nặng, tôi khóa lại nổi niềm nghẹn ngào.Tôi không tiếc hai lọ tương, không đáng là bao, chỉ thương cháu công trình cháu dầm sương sớm, dậy từ lúc trăng non còn trên đỉnh, lặn lội vượt qua con đường dài, sang tận Hải Dương, rồi lại qua mấy chục cây số, mang hai lọ tương ra tận Hà Nội, tần ngần duí vào tay, ngày tôi từ giã gia đình trở vào Nam.
– Cháu biếu mợ, chút quà nhà quê .
Tôi nghẹn ngào, chỉ vì một câu nói tình cờ cuả Cậu, mà cháu tận đáy lòng ghi nhớ, và đi tìm mua cho bằng được thứ tương Bần nổi tiếng cuả quê nhà.
– Mợ con kén ăn cực kỳ, không cần thịt cá, mợ chỉ thích ăn rau và đậu phụ thôi, có đĩa rau luộc chấm tương là mợ hạnh phúc rồi .
– Thế mợ ăn được tương Bần à ?
T ôi mĩm cười
– Có phải tương bần Hải Dương không con ? Mợ chỉ nghe nói, đọc trong truyện thôi, nhưng chưa được ăn thử bao giờ, chắc là ngon lắm hở?
– Tưởng mợ muốn sơn hào hải vị, tương Bần thì chán vạn mợ à
– Câụ con chỉ kể xấu thôi, mợ ăn kiêng chứ không phải ăn kén. Đừng lo lắng thức ăn cho mợ, làm phiền mọi người chuyện ăn uống, th ật không muốn tí nào trong nhà nhà có rau đậu là đủ lắm rồi .
– Mợ có ăn được mắm tôm vắt chanh không ?
– Mợ không ăn được mắm tôm, vì kiêng thức ăn mặn.
– Câu bảo mợ thích rau muống , chị để giành cho mợ cả ao kia, rau non lắm , chiều nay bảo bọn trẻ hái cho mợ một ôm.
– Rau nhà ta trồng lấy thì ngon nhất rồi chị.
Nhìn qua lũy tre xanh, ngôi đình làng khiêm nhượng ẩn dưới tàng lá lưa thưa. Con đường nhỏ dẫn vào làng trải đầy rơm rạ mới cắt, chợt nhớ ra đang là mùa gặt hái. Hít một hơi dài đầy hai buống phổi đói, đã từ lâu lắm rồi không được thở không khí thơm ngát mùi rơm rạ mới cắt cuả quê nhà.
Ký ức trùng trùng, như cuộn phim liên tục, Cuối tháng chạp thuở thiếu thời, những ngày cận Tết, được nghỉ học xin theo Dì vào ngủ trong ruộng Ngoại, cánh đồng thênh thang lâp loè ánh sáng từ những chiếc đèn bão lung linh. Chén cháo nửa đêm dưới bầu trời sao lấp lánh, ấm mùa gió bấc tận đáy lòng.
Trước mắt, nhìn màu vàng óng ánh cuả các thửa ruộng nhỏ như manh đệm, nhớ lại khu dinh điền thẳng cánh cò bay, những cánh đồng bát ngát bên dòng sông Hậu mà thương vô cùng.
Mỗi gia đình chỉ có dăm ba sào ruộng được chia theo nhân khẩu, đất vừa gặt xong vụ mùa, chưa kịp hồi sinh, đã phải gồng mình nuôi thêm hoa màu phụ, đây giồng khoai sắn, kia luống rau xanh, như các loại ký sinh trùng bám hút đến tận cùng, vắt cho khô cạn kiệt, từng giòng máu sinh, từng tia mạch sống. Nhìn xuống đôi bàn tay, những ngón chai cứng, cùn mằn cuả Hà, để hiếu và cảm thông nỗi khó khăn cuả một đời người nông dân bám vào con trâu và mảnh ruộng.
– Vụ muà nầy, sau khi con gặt hái xong bán thóc ra được chừng bao nhiêu tiền ?
– Năm này giá cao đó mợ , gần ba trăm ngàn một tạ thóc cơ
– Thế ư ? Làm ruộng có thu được lợi nhuận đủ để chi dùng hàng năm không con ?
– Cũng tuỳ theo thu hoạch hàng năm mợ à, năm nào thất muà thì không có mà ăn nói gì đến bán .
– Cơ khổ, cả một vụ mùa mà không đủ lúa thóc để ăn nữa, vậy thì lấy gì mà sống đây con ?
– Đấp đổi thôi mợ ạ! Cháu là nông dân, nên sống bám vào đất đai, cùng với mấy sào ruộng, nhiều người đã bỏ làng ra đi tìm phương sinh sống khác, nhưng dù cháu có đi đâu cũng biết làm gì mà sống, cả đời chỉ biết cấy cày, và chăn nuôi gia súc thôi .
– Tại sao con không chuyển sang học một nghề nghiệp gì khác, hay buôn bán nho nhỏ cho đời sống bớt cực khổ, mai kia sức yếu, làm sao có thể dãi nắng dầm sương, ngâm mình dưới ruộng nước mà cấy luá cả ngày ?
– Cháu không có tiền làm vốn liếng, học thức chẳng bao nhiêu thì lấy gì làm phương tiện ?
Nhìn xuống hai bàn chân khô, đôi gót chân nứt nẻ, nước ruộng phèn thấm vào làn da dầy như mo cau, qua bao nhiêu muà, tiếp mùa, càng dầy thêm, như lớp da trâu bò, phản ứng cuả cơ thể cố sức chống chỏi lại sự tàn phá cuả nắng mưa, càng thêm tuổi đời càng khô cằn thêm vì dạn dày sương gió.
Con đường về thủ đô, Nghìn Năm Văn Hiến, qua dòng sông Hồng, cầu Long Biên ngơị ca trong chiến sử, nước sông mùa khô bày ra hai bên bãi lạn . Dân số càng đông, bỏ ruống vườn bám vào thành phố, cho đến mảnh đất phù sa bên ngoài con đê cũng được tận dụng tối đa. Từ bao giờ, niềm kiêu hảnh cha ông lưu truyền chỉ bằng lời lẽ trống không, cơm gạo sản xuất vơ vét bán ra bên ngoài nhưng không đủ nuôi cho trẻ con no bụng trong nước, bài hát ngợi ca người phụ nữ, không giúp được đôi bàn tay lấm lem kia, c úng với thân xác hao gầy vì hai sương một nắng. Tôi đi như người mộng du, đi nhớ trong lòng câu than thở nhỏ nhẹ
– Cháu cũng muốn ở lại thăm cậu mợ ít lâu, nhưng phải về lo chăm sóc viêc nhà mợ à.
– Cận Tết , muà màng xong, còn làm gì nữa vậy con ?
– Cháu về lo vét mương bắt cá , đã sang mùa bấc rồi , rét lắm mợ ạ
– Rét vẫn phải dầm mình, vét mương sao con ?
– Vẫn phải làm mợ à
– Còn bố cuả các cháu đi đâu mà không phụ ?
– Anh ấy không phụ giúp việc của đàn bà .
Câu nói như tiếng than u trầm, như tiếng vọng lại từ ngàn xưa Tôi ngẩn người, có tiếng chuông nào gióng lên trong tiềm thức. Những hình ảnh quá khứ nối tiếp nhau, bài học từ sách vở chỉ trích người đàn ông dài lưng tốn vải, người đàn ông không thò đôi tay cầm bút học thói thánh hiền vào công việc nhỏ nhặt trong nhà, người đàn ông quên mất chuyện vợ chồng phải chia sẻ nhau, như chồng là cái đăng thì vợ là cáí đó, chồng chài vợ lưới , trong có thiếp ngoài có chàng.
Thân phận người phụ nữ sinh ra là đã gánh gồng vượt biển mồ côi, còn cưu mang thêm số phận hẩm hiu, thân cò lặn lội bờ sông , gánh gạo nuôi chồng …
– Bác cho chúng tôi về Khách sạn Hồ Gươm, phố Hàng Trống .
– Hai bác không đi phố à ? Có chợ đêm cho đến hôm rằm đó
– Chợ đêm ở khu phố nào vậy bác?
– Cứ dọc theo bờ hồ, rẻ vào Phố cổ, sang phố hàng Đào, chợ Đồng xuân, chợ đêm mở cho đến hôm Trung Thu .
Chiếc tắc xi chạy trên con đường dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm đầy những bộ hành tất tả, tôi không tìm thấy hình ảnh những nam thanh nữ tú thong thả dạo chơi trong các mẩu truyện đọc từ thuở còn mài ghế nhà trường. Mặt hồ như tấm gương phản chiếu những năm tháng dài, những nhọc nhắn cuả một đời tận tuỵ, trong ánh mắt cuả những người thấy quá nhiều đổi thay, như người đi lạc, tôi hỏi bác tài xế, về những điạ danh trong sách vở, về dấu tích cuả một thời vàng son, Bác bật cười
– Bà không tìm được đâu, may mắn găp được người Hà Nội khi xưa thì họ có thể nhắc lại tên cũ, chứ còn người mới nh ập cư thì họ cũng không biết gì như bà thôi .
Tôi tưởng chừng như trong lòng có một khoảng trống nào không thể lấp được. Cũng như, tôi đang đi tìm bóng ma giữa ban ngày, những hình ảnh trong ký ức tuyệt vời thuở còn cắp sách, cành bàng trong đoản văn, màu lá bàng cuối thu, vẽ vời trong trì tưởng tượng, hoa Gạo em tôi ao ước nhìn thấy, bờ đê Yên Phụ cuả chàng Dũng … Em ơi! Tôi cũng như người mộng du, đang đi tìm hư ảnh, những trao gởi dặn dò, tôi đã không có quá khứ ở nơi nầy, làm sao có thể đi tìm lại linh hồn ma cũ cho em ?
Vũ Thị Thiên Thư
You must be logged in to post a comment.