Đánh Mất
Đánh Mất
– Dolly, tôi mua tặng cho Rachel cái máy ảnh Nikon Coolpix để mừng sinh nhật
– Rachel năm nay được bao nhiêu tuổi rồi Helen ?
– Cháu vừa lên mười rồi đó
– Chóng thật, nhưng cháu có biểt sử dụng máy ảnh không ?
– Tôi thấy cháu có triển vọng lắm, nên mới quyết định mua. Hôm nọ tôi thấy cháu ngắm mấy bức hình Meerkats cuả Dolly cho tôi đó, tôi hỏi Rachel thấy thế nào ? Cháu bảo làm sao có thể chụp được đôi mắt tinh nghịch đó ?
– Thật vậy sao ? Cháu Rachel nhận thấy những chi tiết nhỏ trong bức ảnh, tức là cháu biết quan sát và nhận định chứ không chỉ ngắm màu sắc thôi.
– Vâng, chính thế, cháu có mắt quan sát , thường hỏi những câu thật bất ngờ, cháu cũng rất thích nghệ thuật, biết chọn lựa màu sắc khéo lắm. mỗi khi tôi vẽ tranh, cháu thường lân la đến ngắm nhìn, đôi khi góp ý kiến.
– Như vậy bà có nghĩ cháu sẽ theo ngành hội hoạ không ?
– Tôi không chắc đâu, vì cháu hãy còn bé quá, sở thích thay đổi theo tuổi tác, khả năng cũng có thể phát triển nhiều mặt khác nhau, tôi nghĩ là cháu sẽ tự tìm con đường đi riêng cho mình.
– Nhưng điều quan trọng là bà có khuyến khích cháu theo đuổi sở thích đó cho dù không đúng như ý muốn cuả cha mẹ cháu hay không ?
– Có chứ Dolly, tôi không chủ trương ép buộc con cháu theo ý muốn cuả mình, chúng nó thích học hỏi môn nào tôi cũng chiều , miễn làm sao chúng nó đi đến thánh đạt là được rồi .
– Rachel thật diễm phúc, tôi mê đọc sách và viết văn từ thuở nhỏ. Lúc tôi còn ở quê nhà, bà tôi sợ hại mắt nên không cho đọc thường xuyên, tôi phải trốn xuống hầm trú đốt đèn dầu lên đọc. Ngay cả chuyện viết lách cũng bị ngăn cản, vì Mẹ tôi thường nói nhà văn luôn đói nghèo, khổ cực,
– Tại sao lại nghĩ vậy ? Tôi thấy nếu đứa trẻ có khả năng và yêu thích thì nên khuyến khích chúng nó chọn cho đúng nghể nghiệp phù hợp, chứ hàng ngày phải làm công việc miễn cưỡng thì dễ sinh ra chán nản, không thể nào đạt đến thành công được
– Chúng tôi sống trong một hoàn cảnh xã hội khác, phải vất vả tìm kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày, cho nên Cha Mẹ thường bắt buộc các con học hành để chọn công việc và nghề nghịệp đủ đảm bảo cuộc sống. Không thể tự do theo ý thích tư riêng được .
– Nếu như vậy thì khó khăn quá cho đứa trẻ.
Những mẩu chuyện hàng tuần cuả chúng tôi xoay quanh mọi vấn đề, từ chuyện nhỏ nhặt trong nhà, cho đến chuyện bên ngoài xã hội. Helen có một kiến thức rất bao quát mà với số tuổi đời và kinh nghiệm sống không thể đo lường được. Tốt nghiệp đại học, đi làm và kết hôn. Sau khi sinh con, bà tạm hoản công việc để nuôi dạy con một thời gian, cho đến khi đứa bé khôn lớn,có thể vào trường học cả ngày thì bà mới trở lại tiếp tục lảm việc .
Mặc dù đã tốt nghiệp có Cử nhân chuyên khoa cuả đại học và từng làm công việc chuyên môn, nhưng bà vẫn thường gặp trở ngại cùng sự kỳ thị từ những người khác phái trong công sở. Bà phải luôn chứng minh khả năng cũng như cứng rắn không lùi bước trước sự cố tình chẻn ép cuả họ. Tính tình bà rất thẳng thắng và công bình, điều nầy đã giúp bà vượt qua rất nhiều khó khăn. Bà thường kể lại những mẩu chuyện rất tế nhị, không hề mang mặc cảm về màu da và phái tính. Bà rất tự tin , tấm lòng nhân hậu, chuyện trò với nhau, chúng tôi từ hai phương đông tây khác biệt, nhưng vẫn tâm giao tương đắc. Cùng mang thiên chức phụ nữ, cho dù đông hay tây, người mẹ vẫn luôn đặt con cái và gia đình lên hàng đầu, không vì phải ra ngoài xã hội làm việc mà sao lãng bổn phận làm Mẹ.
– Rachel đánh mất cái máy ảnh rồi
– Tiếc quá, thế cháu có giải thích tại sao lại đánh mất không?
– Tôi nghĩ là cháu mang theo vào trường học, sau khi ăn trưa bỏ quên lại trong phòng .
– Bố ch%
Mơ Hoa
Tiễn biệt
Tiễn biệt
– Mya , chuyện gì mà trông buồn bực vậy ?
– Chuyện thiên hạ , nhưng mình nghe cũng cảm thấy buồn .
– Có muốn kể cho tôi nghe không ? kể ra cũng nhẹ nỗi chất chưá trong lòng đi .
– Chỉ ngại làm Dolly bực mình theo thôi .
– Không sao đâu , Mya cứ nói đi , có người nghe ,cảm thông và chia sẻ thì sẽ dễ chịu hơn .
– Cảm ơn bà, Mya có bà bạn thân , cùng làm việc chung trước đây , bà về hưu khá lâu rồi . Chúng tôi thường đi làm thiện nguyện, du lịch, chơi bài, tập thể dục với nhau. Nói chung là gặp nhau thường xuyên . Hôm qua bà báo tin buồn , người bạn trai cuả bà ta vừa qua đời.
– Oh ! tội quá, ông ấy năm nay mấy mươi rồi ?
– Ông ấy hơn bà chừng tám chín tuổi, tôi đoán là ông trên dưới bảy mươi lăm thôi.
– Vâng , tuổi nầy theo đông phương chúng tôi là thọ rồi đó , nhưng bên nầy thì hãy còn trẻ , tôi gặp nhiều người hơn tám mươi rồi , vẫn khang kiện.
– Đáng buồn cho bạn tôi, vì hai người dù không kết hôn nhưng gần nhau đã hơn mười năm nay. Họ gặp nhau thường xuyên , đi du lịch chung, đi xem hát …
– Tôi thấy điều nầy cũng tốt, có người chia sẻ vui buồn, chuyện trò cảm thông, săn sóc nhau khi đau yếu, dù chỉ là trên tinh thần thôi, quí lắm chứ.
– Đúng vậy Dolly à , Hai người không là vợ chồng, nhưng gần hơn tình nhân.
– Trước đây thì tôi rất ngạc nhiên , tôi không quen với lối sống nầy, vì phong tục cuả chúng tôi khác biệt. Rất khó giải thích, khi người hôn phối mất đi, phụ nữ thường sống một mình , hay với con cái, không kết hôn , rất hiếm những trường hợp tái giá, bên phía đàn ông thì khác , họ có quyền lấy vợ, không ai đàm tiếu.
– Lạ vậy Dolly, tại sao phụ nữ không được phép tái giá, mà đàn ông lại có quyền lấy vợ, thật là bất công vậy ? Người chết không thể sống lại , vậy chờ đợi làm gì ? thanh xuân được bao lâu ?
– Mya, phong tục tập quán từ bao nhiêu đời, chúng tôi sống trong gia đình như một tập thể, ông bà cha mẹ , con cháu quay quần, từ thuở nhỏ đã được nhồi nhét vào, phụ nữ luôn luôn phải phục tòng. Thực ra thì bây giờ đã thay đổi nhiều rồi, nhưng vẫn không thể sống tự do như ở đây .
– Tôi quen với cuộc sống trong xã hội nầy, con caí lớn lên, rời gia đình, có đời sống riêng tư, Lúc cha mẹ về già thì chỉ sống thui thủi một mình . Do đó tôi hiểu hoàn cảnh cuả bạn tôi, sau khi ông chồng mất đi, bà không muốn làm phiền các con, nên vẫn giữ ngôi nhà và sống một mình trong đó . Còn ông bạn cuả bà cũng có nhà riêng.
– Ông ấy có còn con cái không ?
– Các con cuả ông đã lớn, chúng ở xa, chỉ về thăm đôi lần một năm, Lúc ông còn khỏe thì thường đi thăm chúng nó.
– Bây giờ ông mất rồi .
– Vâng, chính chuyện tang ma cuả ông làm cho bạn tôi phiền não.
– Ông không có di chúc sao ?
– Vấn đề không nằm trong đó
– Thế thì chuyện gì làm cho bạn cuả Mya phải phiền não thế?
– Chuyện cử hành đám tang, các con cuả ông muốn mang quan tài về chôn ở Mississipi , là quê quán cuả ông.
– Nhưng hồi sinh tiền ý cuả ông thế nào?
– Ông đã mua sẳn sinh phần cho mình ở nghiã trang Holy Cross , bên cạnh bà vợ .
– Thế thì sao các con lại muốn mang về quê nhà làm gì , cho thêm nhiêu khê?
– Chuyện chính là chúng không muốn cho bạn tôi tham dự đám tang.
– Có chuyện đó sao?
– Thỉ mới nói, bạn tôi chỉ muốn đến đưa ông lần cuối cùng thôi, bà ấy không cần tiền bạc cuả ông, với tiền hưu trí cuả bà cùng số tiền an sinh xã hội cuả chồng, bà có thể sống an nhàn cho đến cuối cuộc đời. Tôi thân với bà nên biết rõ hoàn cảnh cá nhân .
– Tôi thấy chuyện nầy đơn giản mà , bà đã có hơn mười năm già nhân nghĩa , non vợ chồng thì bà có quyền đi tham dự đám tang chứ. Dù cho là bạn bè thì cũng đến được chứ nói gì tình thân như vậy .Tôi thật không hiểu được.
– Dolly còn lạ gì tính tình cuả thiên hạ, dù cho ông ta chết đi rồi, nhưng đám con cái thường ngày không thò mặt đến thăm, bây giờ lại bù lu bù loa than khóc, chúng nó có ngồi được ngày nào để chăm sóc miếng ăn, ly nước, an uỉ, vuốt ve. Bây giờ thì chúng chỉ trông mong cho qua tang lễ để còn tranh nhau chia chát cuả cải trong ngôi nhà.
– Có chuyện nầy nữa sao ?
– Dolly ngây thơ quá, dĩ nhiên là chúng nó phải tranh giành rồi, đó là lý do chúng luôn ngăn cản Bố chúng kết hôn với bạn tôi, nhưng chúng nó không nghĩ rắng bà ấy không cần tiền, bà có thừa tiền để sống an nhàn, du lịch hàng năm…
– Chuyện nầy thì tôi thấy cả hai phương đông và tây giống nhau, Bố tôi ngày xưa thường nhắc các con, sau khi Bố qua đời thì sẽ không còn đất đai cho con tranh giành , gia tài Bố chia trước là học hành, Bố sẽ cố gắng chu toàn cho các con ăn học nên người, chứ Bố không mua sắm cuả cải, đất đai. Bạn bè thường lấy làm lạ, nhưng chúng tôi hiểu ý định cuả người
– Ông cụ thật là người hiếu sâu xa
– Vâng, sau ngày thống nhất, Bố tôi mất cả gia sản, nhưng chúng tôi không mất kiến thức cuả mình, không ai có thể đoạt được điều nầy.
– Đúng vậy, chỉ tiếc là rất ít người thấy được , ai cũng lo gom góp cuả cải để truyền lại cho con. Chúng nó không làm ra nên chúng không biết sự khó nhọc, chưa kể chúng còn tranh giành nhau, làm cho anh em mất hòa khí, còn tệ hơn nữa.
– Tôi luôn căn dặn các con, phải luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau.Không bao giờ chia rẽ, nhất là vì chuyện chia gia tài, dù rằng tôi cũng học theo gương của Bố, không có gì để chia, trừ ra căn nhà, nếu tôi còn sống trong đó cho đến cuối cuộc đời.
– Thì ông bạn nầy chỉ còn căn nhà, theo như bạn tôi kể lại, tất cả tiền bạc, ông đã cho các con cả rồi, chúng nó luôn có những tặng vật thật đắt giá mà ông ấy mua cho vào các dịp lễ lạc.
– Thế thì còn gì để mà tranh gành ?
– Lòng tham vô tận Dolly à, chúng nghĩ là bạn tôi giữ nhiều tặng vật cuả ông ta, nhưng đó là do ông ta làm quà biếu, tính ông ta rất nghệ sĩ và nhất là rất hào phóng, lúc nào cũng yêu đời, vui vẽ, tôi cũng mến ông ta, tôi thất tình lo lắng cho bạn tôi, bà ấy khó mà tìm được người đàn ông nào hợp tính tình và tốt bụng như ông.
– Cũng không thể biết trước được, mọi việc an bày theo Thiên ý . Điều khó nhất là vượt qua lúc nầy. Bạn cuả Mya quyết định thế nào ?
– Tôi khuyên bạn cứ đường hoàng đi dự đám tang, nếu điều nầy làm cho bà an bình, vì tôi biết rằng nếu không đi thì bà sẽ ân hận, lúc bấy giờ đã muộn rồi
– Vâng, tôi đồng ý, nghĩa tử là nghĩa tận, kẻ tử thù còn được chào kính , huống gì người thân. Bà thật lòng yêu quí ông thì không nên để cho các con cuả ông làm chướng ngại vật. Ai có quyền cấm cản bà ? Câu chuyện nầy thật vô lý đó Mya
– Dolly, tôi đã nói rồi, chính tôi khi nghe bạn tâm sự còn thấy bất bình, huống gì đang sầu não như bà bạn.
– Tôi cầu nguyện cho bà ấy
– Cảm ơn Dolly đã chia sẻ với tôi.
– Mya , không có gì, bà đừng bận tâm , tôi chúc bà ngày an lành.
Vũ Thị Thiên Thư
Tàn Thu
Tàn Thu
Có phải là anh giọt nắng vàng
Mang cho em hơi ấm mùa sang
Chốn ấy bình yên thu tĩnh lặng
Nhẹ nhàng hơi thở gió mênh mang
Tháng chín vàng bay qua khe cửa
Thắm màu Hồng diệp buổi chớm thu
Em đi nhặt lá về nhom lửa
Đốt sợi chung tình khói tương tư
Anh mang son thắm vẽ tranh đời
Vượt suối băng đồng gội tuyết rơi
Lá biếc dòng thơ xin anh hãy
Giữ lại vì nhau một khoảng trời
Em vẫn mong chờ ngọn gió đông
Chở lời biển hẹn tới đầu sông
Lá thắm theo dòng thương mòn mõi
Tàn thu nắng úa nhạt mi hồng
Vũ Thị Thiên Thư
Trạm Cuối
Trạm Cuối
– Anh thật đau lòng, không bao giờ nghĩ là Mẹ không biết anh là ai.
– Hành trình nào rồi cũng đến cuối đường anh ạ, dù biết vậy, nhưng nghiệp của mỗi người, nếu dứt được thì mới thảnh thơi đi.
– Sống mà không biết gì thì khổ quá, thà chết còn hơn.
– Em biết anh đau thì nói vậy, nhưng nếu nhìn mốt góc khác thì biết đâu đó là điều hạnh phúc hơn. Bác đã gần một thế kỷ tuổi đời, kết hôn hơn bày mươi năm, nếu còn nhớ thì sẽ đau khổ đến ngần nào ?
Trong cuộc sống hàng ngày, có bao nhiêu vấn đề phải giải quyết, lý trí chọn một đường, con tim nghiêng về một hướng. Bác đã hơn chin mươi, con số trăm năm cho một đời người bỗng trở thành thứ gánh nặng nghìn cân cho con cái. Lúc tinh thần còn minh mẫn, tay chân vững chắc, ai lại nghĩ đến chuyện tang ma cho chính mình? Nhưng đến lúc gần cuối cuộc đời, lại sợ không có nấm mồ yên mả đẹp, thế là bao nhiêu tiền dành dụm, bác mang về quê nhà, gọi cháu chắt đến xây Từ đường, kim tỉnh, trùng tu lại nghĩa trang để làm chốn chôn cất cho mình.
– Lúc Ba anh hôn mê, ít nhất thì Má còn có năng lực tham sống, hàng ngày vào ngồi với Ba, dù chị anh có năn nỉ cách mấy cũng không về. nhiều lúc thấy xót xa, nhưng không thể can, má cứ sợ Ba đi không có người bên cạnh.
– Mấy chục năn trời có nhau, anh cũng hiểu điều nầy .
– Má anh đã hơn chin mươi rồi, ngày nào cũng ngồi ròng rã, sức nào còn hở em? Nhưng không thể năn được, nhiều khi anh thấy mình thất là bất hiếu, vì anh cầu mong cho Ba anh mất đi, sống mà như cỏ cây, không biết người than, không ăn uống thì có khác nào chết chưa chôn không em ?
– Anh đau lòng nên nghĩ quẩn thôi, chắc không ai trách đâu anh a
– Lúc Ba còn minh mẫn, anh có hỏi ý kiến, nếu sau khi mất, anh thiêu xác rồi mang tro về chôn cất ở quê nhà, Ba không đồng ý, nên anh đã hứa là sẽ mang nguyên thi hài về chôn cất, Ba cứ an tâm mà đi , càng nằm lây lất càng khổ cho Má thôi.
– Nhưng đã là cộng nghiệp, thì cho dù khó khăn nào cũng chia nhau, mình không biết được anh ạ.
– Ngày xưa mình cầu cho Cha Mẹ sống đời với mình, bây giờ trong hoàn cảnh nầy, anh thật không biết có nên cầu cho người sớm đi ?
Vũ Thị Thiên Thư
Đỏ Máu Tim
Gọi nắng
Em giữa man khai
Em giữa man khai
Em từ chốn lạ về đây
Thảo nguyên hương tóc đắm say lạ thường
Tên em là nhớ là thương
Rộn ràng cung bậc hoang đường âm giai
Hiện thân giữa cõi man khai
Sáng ngời nguyệt lộng sao cài dung nhan
Ngẩn ngơ lạc phách hoang đàng
Là tiên lạc giữa trần gian đoạ đày
Tôn xưng vương hậu lên ngai
Tình si nở đóa hoa khai diệu kỳ
Vũ thị Thiên Thư