Monthly Archives: April 2014
Soi bóng dòng Uji
Di tích nghìn năm Quốc Tử Giám
Viet Tide
Số Tháng 4 ngày 18
Di Tích Nghìn Năm
Quốc Tử Giám Văn Miếu
Mỗi dân tôc đều tự hào về nền văn hóa của riêng mình, Việt Nam cũng không ngoài thông lệ. Văn Miếu Quốc Tử Giàm là biểu tượng ngàn năm còn đứng giữa Thủ đô Hà Nội hay Cố Đô Thăng Long đã chứng minh điều nầy.
Văn Miếu
Văn Miếu được dựng nên bởi Vua Lý Thánh Tông vào năm 1070, thờ Đức Khổng Tử là người sáng lập ra học thuyết Nho Giáo [ Khổng Giáo ] có ảnh hưởng sâu đậm trong các Vương triều Trung Hoa lẫn Việt Nam.
Nho học đã hình thành ở Trung Hoa từ thế kỷ thứ XI trước Công Nguyên do Chu Công soạn ra, Khổng Tử và các môn đồ sưu tập và hoàn chỉnh Nho học với các bộ Tứ thư gồm có: Đại Học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử và Ngũ kinh gồm có: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.
Khổng Tử [ 551-479 trước Công Nguyên] Tên Trọng Ni là người nước Lỗ nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là nhà tư tưởng, giáo dục, chính trị. Sinh thời chu du khắp các nước, dạy học trò truyền bá tư tưởng học thuật và làm quan phục vụ cho các tiểu quốc [ Vào thời nầy Trung Hoa chia ra nhiều nước tranh chấp đất đai lẫn nhau nên còn gọi là Thời Xuân Thu Chiến Quốc.]
Năm 1010 Vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, theo truyền thuyết khi chuẩn bị dời đô nhà Vua nằm mộng thấy Rồng bay lên nên dùng Thăng Long làm tên đặt cho kinh đô mới, hiện nay thuộc thủ đô Hà Nội.
Để xây dựng quốc gia, lập nền tảng cho an dân trị nước, nhà Lý chọn Nho Giáo làm căn bản,vào năm 1075 mở khoa thi tuyển chọn nhân tài có thể nói đây là khoa thi đầu tiên được ghi lại trong lịch sử. Tuy nhiên không thể phủ nhận ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo do Lý Thái Tổ từ thuở nhỏ đã sống trong chùa, rất tôn sùng Phật Giáo, cho nên vào thời Lý có rất nhiều các vị cao tăng là cố vấn cũng như rất nhiều chùa chiền được xây dựng khắp nơi trong đó có Chùa Trần Quốc, Chùa Một Cột [ còn gọi là Chùa Mật, Diên Hựu Tự hay Liên Hoa Đài ], chùa Láng, chùa Hòe Nhai [ Hồng Phúc Tự ]…
Quốc Tử Giám
Có thể nói đây là ngôi trường đại học đầu tiên được thành lập vào năm 1076 vào Triều Lý. Đứng đầu có Tế tửu và Tư Nghiệp, phụ trách giảng dạy còn có các Giáo thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Bác sĩ. Giám sinh hầu hết là những người đã đỗ cuộc thi Hương, qua một cuộc kiểm tra ở bộ Lễ và được vào trường theo học cùng các Hoàng tôn, Công tử để tếp tục các cuộc thi Hội và thi Đình.
Quốc Tử Giám vào thời Lý chưa được phát triển mạnh, được theo học chỉ có một số các Hoàng tôn, Quí tộc cùng một ít các nhân tài tuyển chọn sau kỳ thi đầu tiên vào năm 1075. Vương Triều Lý vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo và các cao tăng,
Đến năm 1253 đời Trần Thái Tông vua cho lập Quốc Học Viện [ Quốc Tử Giám cũ] Nho giáo đã có ảnh hưởng mạnh thì mới thật sự mở rộng cho các nhân tài sĩ phu trong nước cùng theo học. Bấy giờ thì chế độ thi cử, học vị được qui định và các chức quan được bổ dụng vào tận các lộ, phủ, châu
Giám sinh được chia làm ba cấp : Thượng xá sinh, Trung xá sinh và Hạ xá sinh để được cấp học bổng theo học. Thời gian học tập tối thiểu ba năm, tối đa chin năm. Học tập chú trọng vào việc đào tạo nhân tài ra làm quan, cai trị gìn giữ xây dựng nền tảng quốc gia, cho nên giám sinh được dạy các thể : Kinh nghĩa, Chế, Chiếu, Biểu, Thơ , Phú, Văn Sách. Tài liệu học tập được trích ra từ các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, cùng các tuyển tập thơ, phú, cổ văn.
Vào Thời nầy đã có những vị nhân tài như Sử gia Lê Văn Hưu, Ngự sử Đoàn Nhữ Hài, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi, Tư Ngiệp Chu Văn An…Khi vua Trần Nghệ Tông đưa các vị Chu Văn An, Trương Hán Siêu và Đỗ Tử Bình vào thờ ở Văn Miếu đã chừng tỏ sự hưng thịnh của Nho Giáo .
Sau Khi vua Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh, giành lại đất nước thì chú tâm đến việc học hành, tổ chức trường học từ kinh đô cho đến các phủ, Quốc Tử Giám lại được chọn làm nơi học tập cho các thí sinh đỗ cao nhất nhì trong các cuộc thi.Hương, thi Hội. So với Triều Lý , Trần thì đã có một nền giáo dục mở rông đón nhân tài theo học.
1484 Vua Lê Thánh Tôn hạ chiếu lập bia đá dựng ở Văn Miếu để khắc tên các vị Tiến sĩ thi đỗ từ khoa thi đầu tiên của nhà Lê từ năm 1442 đến khoa thi năm 1779, đây là đơt dựng bia đầu tiên gồm 10 tấm bia đá.
Hiện nay thì còn lại 82 tấm bia đá khắc họ tên, quê quán của 1307 vị tiến sĩ được dựng hai phía đông tây bên cạnh giếng Thiên Quang, các bia không xếp theo thứ tự thời gian, triều đại, hình thức các bia cũng không giống nhau. Không biết vì sau mỗi lần trùng tu có sự thay đổi, cũng như sự tàn phá của thời gian. Lần trùng tu cuối cùng vào năm 1994, khi các mái che được sửa sang lại cho đến bây giờ
Kiến Trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tỗng Hữu Nghiêm, Huyện Thọ Xương. Hiện nay thuộc thành phố Hà Nội.
Diện tích toàn khu vực là 54.331 mét vuông gồm có : Hồ Văn, Khu Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
Hồ Văn diện tích 12,297 mét vuông, giũa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thủy Đường là nơi bình văn của các văn nhân của kinh thành, hiện nay chỉ còn lại tấm bia dựng từ năm 1865 thời vua Tự Đức.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm trên khu đất dài 300 mét, rộng phía bắc là 75 mét, phía nam 61 mét. Tiền án dựng Tứ Trụ [ Nghi Môn ] hai bên là hai bia Hạ Mã. Khu Nội tự ngăn cách bằng tường gạch chia làm năm khu vực nối tiếp nhau: Cổng Văn Miếu, Cổng Đại Trung, Khuê Văn Các,cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và cuối cùng là nhà Thái Học.
Cổng Văn Miếu tam quan xây hai tầng, chính giữa cao với tấm biển Văn Miếu Môn, xưa chỉ mở cho vua quan vào thăm hoặc tế lễ, giám sinh và thứ dân dung cổng phụ hai bên. Bên trong cổng là khu Nhập đạo hai bên có cây xanh , hồ nước, đường lót gạch chính giữa dẫn vào khu Đai Trung.
Cổng Đại Trung gồm ba gian, mái lợp ngói mũi hài, hai bên cổng Đại Trung là hai cổng nhỏ là Thành Đức và Đạt Tài với nghĩa là giáo dục cho con người có đầy đủ đức lẫn tài.
Khuê Văn Các là một lầu vuông 8 mái được xây vào năm 1805 thời vua Gia Long Triều Nguyễn. Khuê là tên một ngôi sao trong chòm sao 28 ngôi Bạch Hổ phương tây, có 16 sao sắp xếp như chữ Văn . Có thể do đó mà Khuê biến thành người đứng đầu của quan Văn. Hai bên gác Khuê Văn có hai cửa nhò là Bí Văn [ trau chuốc sáng sủa] Súc Văn [ hàm ý súc tích ]
Thiên Quang Tỉnh [ Giếng ánh sáng của trời ] hình vuông có lan can gạch chunh quanh. Theo quan niệm của người xưa, giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nghĩ nơi đây tập trung tinh hoa của trời đất.
Đối diện hai bên giếng Thiên Quang là hai dãy bia Tiến Sĩ, đặt trong các nhà trống vách để che mưa nắng, hiện nay còn 82 tấm bia và tên tuổi quê quán của 1304 vị Tiến sĩ trong các kỳ thi từ 1442 cho đến 1779.
Qua cửa Đại Thành là vào khu vực chính thờ Khổng Tử và các vị Thánh Nhân. Hai bên cửa Đại Thành có 2 cửa ngách phía Đông là Kim Thanh và phía Tây là Ngọc Chấn là lối đi vào Quốc Tử Giám, đi theo hai dãy Đông vu và Tây vu để vào sân Đại Bái, điện Đại Thành.
Đại Bái Đường xây chin gian với 40 cột trụ, mái ngói mũi hài, trên đắp hai con rồng chầu Nhật Nguyệt, có cửa sổ gỗ chấn song, cùng các bức phù điêu gỗ khắc chạm hình rồng mây [ thời Lê ]
Điện Đại Thành có chin gian xây tường kín ba mặt, phía trước cửa gỗ đóng kín bảy gian giữa, gian hai bên có cửa sổ chấn song còn giữ ảnh hưởng kiến trúc thời Lê, trên đỉnh có đôi rồng chầu nhật nguyệt gắn mảnh sứ men màu theo ảnh hưởng triều Nguyễn, bên trong điện sơn son thếp vàng rực rỡ. Điện Đại Thành thờ Khổng Tử và các vị Nhan Hồi, Tử Tư, Tăng Tử, Mạnh Tử.
Hai dãy Đông vu và Tây vu cũng theo hình thức chín gian, bên trong khi xưa thờ Thất Thập Nhị Hiền, là học trò của Khổng Tử. Kiến trúc cũ bị phá hủy vào năm 1946, kiến trúc hiện nay được xây lại từ năm 1954.
Sau Điện Đại Thành vào cổng Thái Học và khu Quốc Tử Giám.
Quốc Tử Giám khi xưa có giảng đường, thư viện, ký túc xá cho học sinh, có kho chứa văn phòng phẩm, các bảng gỗ khắc chữ để in sách . Sau khi Triều Nguyễn xây Quốc Tử Giám ở Huế thì tất cả khu nầy biến thành học phủ của phủ Hoài Đức [ về sau thuộc Hà Nội ], và xây đền Khải Thánh để thờ song thân của Khổng Tử. Tất cả bị đốt phá vào năm 1946 chỉ còn lại con đường gạch chính giữa từ cổng Thái Học cho đến nền điện Khải Thánh .
Khu Thái Học được xây lại từ 1999 gồm có Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, lầu chuông, gác trống mô phỏng theo kiến trúc xưa trên nền cũ của Quốc Tử Giám.
Tiền đường so với Bái đường của Văn miếu thì cột cái to và cao hơn, hiện dùng làm nơi tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm tác phẩm văn học nghệ thuật.
Hậu đường là kiến trúc có 2 tầng.
Tầng thứ nhất là nơi thờ Tư Nghiệp Chu Văn An và các tài liệu về giáo dục cũng như lịch sử của Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Tầng thứ hai thờ ba vị Vua đã có công xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám :
– Lý Thánh Tông [ 1023-1072 ] là vị Vua đã lập Văn Miếu vào năm 1070
– Lý Nhân Tông [ 1066 – 1128 ] Tên Úy là Càn Đức từng theo học ở Văn Miếu, mở khoa thi đầu tiên 1075 để chọn nhân tài. Lập Quốc Tử Giám năm 1076.
– Lê Thánh Tông [ 1442 -1497 ] Ban hành Bộ Luật Hồng Đức, định lệ thi cử, trùng tu Văn Miếu và lập bia Tiến sĩ. Vua đã tổ chức 12 khoa thi , lấy 502 vị Tiến sĩ, trong dó có nhiều nhân tài như Lương Thế Vinh, Phạm Đôn Lễ, Vũ Tuấn Chiêu…Ngoài ra còn sáng lập Hội Tao Đàn
Hai nhà Hữu vu và Tả vu là công sở làm việc, có một thư viện nhỏ để chứa tài liệu tham khảo và tra cứu.
Gác chuông có chuông đồng cao 2,34 mét. Được đúc từ năm 2003
Lầu trống chứa một trống làm từ thân cây mít lấy từ rừng Đác Lắc , mặt trống bịt bằng da trâu.
Đứng dưới tàng cây đa đã hơn trăm tuổi đời nhìn mái ngói cong, cột gỗ lim vững chắc, sân gạch bát tràng thênh thang, hình dung lại nơi đây đã có bao nhiêu học trò miệt mài kinh sử, ông cha chúng ta đã để lại những áng văn chương tuyệt vời cũng như những câu thơ hùng khí sắc bén hơn gươm giáo:
“ Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyện nhiên định phận tại Thiên thư “
Là con cháu của dòng Âu Lạc, với Hào khí Diên Hồng cùng tinh thần bất khuất, quyết tâm chống lại xâm lược để gìn giữ non sông gấm vóc cho con cháu mai nầy.
Vũ Thị Thiên Thư